CMS Bigdata
Bản quyền phần mềm Cổng quản lý nội dung số
trên nền tảng Cơ sở dữ liệu lớn (CMS Bigdata)

  1. Giới thiệu
  2. Bản quyền phần mềm Cổng quản lý nội dung số trên nền tảng Cơ sở dữ liệu lớn (CMS Bigdata)

    Các hạn chế đang gặp phải của nền tảng công nghệ vận hành hệ thống Portal hiện nay:
    • Chỉ phục vụ tốt với tập người dùng nhỏ, lương truy cập giới hạn.
    • Đòi hỏi mỗi đơn vị sử dụng Portal phải có đội ngũ chuyên gia về Portal đó để giúp vận hành tốt. Chi phí nhân sự cao.
    • Khi cần nâng cấp sửa đổi các ứng dụng cài đặt trong Portal thì rất khó khăn do đội ngũ chuyên gia am hiểu Portal lại thiếu kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn mà ứng dụng đó phục vụ. VD: Trong một doanh nghiệp, chuyên viên vận hành Portal lại mù tịt về nghiệp vụ kế toán trong khi ứng dụng kế toán được tích hợp vào Portal cần sửa đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp.
    • Kiến trúc của Portal khiến việc thực thi dồn vào máy chủ, lệnh từ client phải chạy qua 1 loạt module của Portal (Quản lý User, phân quyền..) mới đến ứng dụng con, sau đó ứng dụng con lại phải thông qua các module quản lý tài nguyên để sử dụng Database, Files hay các tài nguyên khác. Điều này dẫn đến các nút thắt cổ chai trong chính Portal, khi có lưu lượng lớn thông tin cần phục vụ vấn đề sẽ nghiêm trọng có thế dẫn đến treo, lỗi phải khởi động lại Server cài đặt Portal.
    • Nguyên lý tích hợp tất cả các ứng dụng con vào 1 chỗ và giao tiếp với người dùng thông qua 1 giao diện Web duy nhất cùng với mong muốn của các chủ đầu tư luôn muốn có các thông tin tổng hợp, tổng quát từ mọi ứng dụng con hiển thị trên cùng một màn hình khiến nhiều lệnh thực thi thừa, điều này sẽ làm trầm trọng hơn các nút thắt cổ chai đã nêu bên trên.
    • Rủi ro lớn về an toàn – baỏ mật: Do tập trung tích hợp các ứng dụng vào 1 khung định sẵn, chia sẻ, hợp tác với nhau trong khung này dẫn đến khi vận hành sai sót hoặc có lỗi phát sinh trong 1 ứng dụng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Các lỗ hổng bảo mật của Portal cũng sẽ khiến toàn bộ tài nguyên, hoặc các thông tin cần bảo mật bị đánh cắp.

    Thách thức chung: Cùng với thời gian, sự phát triển của thực tế đặt ra các thách thức cho tất cả hệ thống Portal các thách thức sau:

    - Dữ liệu lớn – Big Data
    • Sự đa dạng, chất lượng, cùng kích cỡ các bản tin đều tăng lên. Thêm vào đó qua thời gian dữ liệu về các nội dung, bản tin ngày càng nhiều trong khi đó các nội dung và tài liệu không phải như số liệu kế toán tài chính để có thể chốt số liệu và xoá bỏ dữ liệu cũ theo chu kỳ quyết toán. Các tổ chức sử dụng PORTAL để quản lý, lưu trữ nội dung, văn bản đều đến giới hạn khả năng của Portal.
    • Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL đỏi hỏi dữ liệu phải theo 1 cấu trúc tường minh đã định nghĩa sẵn nên không thể sử dụng với nhiều dạng dữ liệu có cấu trúc khác nhau.
    • Các hệ cơ sở dữ liệu SQL chỉ hỗ trợ kỹ thuật CLUSTER (bó) do đó khi có dữ liệu quá lớn thì vẫn không thể đáp ứng đươc nhu cầu khai thác cho dù có nâng cấp Server mạnh và đắt đỏ đến đâu.

    - Phục vụ lương truy cập cao
    • Sự đa dạng, chất lượng, cùng kích cỡ các bản tin đều tăng lên. Thêm vào đó qua thời gian dữ liệu về các nội dung, bản tin ngày càng nhiều trong khi đó các nội dung và tài liệu không phải như số liệu kế toán tài chính để có thể chốt số liệu và xoá bỏ dữ liệu cũ theo chu kỳ quyết toán. Các tổ chức sử dụng PORTAL để quản lý, lưu trữ nội dung, văn bản đều đến giới hạn khả năng của Portal.
    • Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL đỏi hỏi dữ liệu phải theo 1 cấu trúc tường minh đã định nghĩa sẵn nên không thể sử dụng với nhiều dạng dữ liệu có cấu trúc khác nhau.
    • Các hệ cơ sở dữ liệu SQL chỉ hỗ trợ kỹ thuật CLUSTER (bó) do đó khi có dữ liệu quá lớn thì vẫn không thể đáp ứng đươc nhu cầu khai thác cho dù có nâng cấp Server mạnh và đắt đỏ đến đâu.

    - Nâng cấp, mở rộng
    • Đối vấn đề dữ liệu ngày càng nở ra, với các hệ thống vẫn sử dụng RDMS (MS SQL Server, MySql, Oracle DB, Postgre..) tốc độ đáp ứng của Database tỷ lê nghịch với đô lớn của CSDL, đến mức không đáp ứng được nhu cầu thì hiện chỉ có cách là nâng cấp máy chủ Database và sử dụng kỹ thuật CLUSTER để phần luồng phục vụ cho các máy chủ thành viên. Tuy nhiên, kỹ thuật này không làm giảm độ phức tạp mà Database Engine phải xử lý vì mỗi yêu cầu lọc, tìm kiếm dữ liệu thì Database Engine vẫn phải xử lý toàn bộ khối lượng data mới trả về kết quả. Do đó khi dữ liệu lớn đến mức giới hạn nào đó thì không server nào đáp ứng nổi. Các đơn vi đã phải giải quyết bằng cách cắt bớt dữ liệu, bổ đi hoặc lưu trữ vào các thiết bị offline. Thường thấy nhất là chỉ chứa dữ liệu trong 03 năm gần nhất, dữ liệu cũ đã bị chuyển đi đâu đó không còn truy cập được.
    - Đối với vấn đề mở rộng dịch vụ
    • Cấu trúc tất cả các ứng dụng được triển khai cài đặt trên 1 khung, chia sẻ thông tin và dùng chung tài nguyên rõ ràng đã đem lại các lợi ích to lớn khi so sánh với các ứng dụng dành cho máy trạm hoặc ứng dụng Client – Server, ứng dụng Web thế hệ trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu các hệ thống được các đơn vị/doanh nghiệp đầu tư cũng chưa phải đối mặt với các thách thức kể trên. Chỉ sau đó vài năm, cùng với sự phát triển hạ tầng dịch vụ Internet số người dùng cũng tăng vọt đã đặt ra các thách thức mà các nền tảng PORTAL không thể giải quyết được, đồng thời phơi bày các hạn chế, yếu điểm của nó.
    • Các ứng dụng muốn chạy trên Portal nào phải tuân thủ các quy tắc phát triển và phải viết bằng ngôn ngữ được hỗ trợ của Portal đó. Gom các ứng dụng chạy trên cùng 1 nền tảng thì số lượng ứng dụng cũng chỉ giới hạn nhỏ, phụ thuộc vào Portal và không có khả năng chạy độc lập. Các ứng dụng này lại sử dụng chung 1 Database của Portal, mỗi ứng dụng có nhu cầu thì tạo thêm các bảng trong Database đó dể phục vụ nhu cầu lưu trữ dữ liệu của mình. Vô hình chung các ứng dụng và dữ liệu ở tình trạng “tất cả trứng để trong 1 giỏ” rất rủi ro cho an toàn – bảo mật đồng thời làm phức tạp, rối hệ thống.
    • Vấn đề “tuyệt đối hoá vai trò công thông tin điện từ”, một số báo/ đơn vị vẫn duy trì ấn phẩm in, nhiều công đoạn đã áp dụng các công cụ phần mềm, tuy nhiên đa phần đã bỏ quên việc quản lý, chia sẻ nội dung giữa online và phiên bản in trong PORTAL. Đây không hẳn là vấn đề về mở rộng mà là số hoá phải phủ hết các dịch vụ đã bị quên.

1. Tính năng

  • Chấp nhận đa dạng các loại, kiểu nội dung đầu vào. Xuất bản nội dung ra đinh dạng phổ thông nhất.
  • CMS Portal BigData phát triển với nhiều dịch vụ nhỏ làm cốt lõi (CORE).
  • Có ứng dụng riêng cho quản lý-vận hành và ứng dụng riềng cho người dùng.
  • PHẦN LÕI, ứng dụng cho người quản lý-vận hành, ứng dụng cho người dùng là độc lập.
  • Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu BIG DATA, thích hợp nhất cho việc quản lý nội dung.Đáp ứng yêu cầu Big Data.
  • Có quản lý quy trình cho phép định nghĩa nhiều quy trình với các công đoạn tuỳ ý, chỉ định quy trình áp dụng cho từng kênh/site, chuyên mục. Cho phép gắn đơn vị/cá nhân phụ trách với từng công đoạn trong quy trình.
  • Tạo, quản lý được nhiều web site thành phần, nhiều kênh.
  • Ứng dụng dành cho người dùng tương thích mạng lưới phân phối nội dung(CDN) nhưng vẫn có các tính năng cho phép người dùng tương tác với nội dung, vẫn có tính năng xuất bản/ huỷ xuất bản theo lệnh của người vận hành – quản lý. Có tính năng tự đọc nội dung dành cho người khiếm thị, tăng tiện ích cho người dùng.
  • Tính năng phân tích hoạt động của hệ thống theo nhiều chiều.
  • Hê báo cáo phong phú.
  • Tích hợp / Nhúng sẵn các module SEO vào trình soạn thảo tin bài
  • Tích hợp sẵn công cụ thiết kế giao diện chuyên nghiệp, đơn giản và trực quan
  • Tích hợp sẵn module quản lý nội dung đa phương tiện (Video, youtube…)
  • Tùy chọn module quản trị quảng cáo, quản trị người đọc

2. Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống

    Mô hình tổng quan

3. Một số hình ảnh vận hành thực tế của hệ thống

    - Trang quản trị:


    - Trang website: